Bài chắn được xem là trò chơi dân gian yêu thích nhiều người tại Việt Nam hiện nay. Đây là trò chơi sử dụng bộ bài chắn 120 lá được chia thành nhiều loại khác nhau. Cùng W88no1.com tìm hiểu về cách chơi chắn cơ bản trong bài viết dưới đây.
Giới thiệu về bài chắn là gì?
Chắn là trò chơi dân gian sử dụng bộ bài chắn 120 lá, trong đó các quân bài sẽ được chia làm các loại khác nhau bao gồm Nhị, Tam, Tứ, Ngũ, Lục, Thất, Bát, Cửu, Chi. Theo đó, Chi không phân chất, còn các lá còn lại sẽ được phân ra làm 3 chất bao gồm Vạn, Văn và Sách.
Theo quy định về số lượng, bàn chơi bao gồm tối đa 4 người và tối thiểu là 2 người, mỗi người sẽ được chia 19 lá và số bài còn lại sẽ được đặt ở giữa gọi là nọc.
Hướng dẫn cách chơi chắn cơ bản
Bắt đầu sẽ chia bài làm 5 phần, sau khi chia xong sẽ lấy 5 quân bài lẻ gộp vào một phần bài bất kỳ để làm nọc. Tiếp theo rút ngẫu nhiên 1 quân trọng nọc, lật ngửa vào 1 phần bài bất kỳ trong 4 phần còn lại.
Để xác định người chơi nhận phần bài nào và người đánh đầu tiên thì phải bốc cái. Tiếp theo người chơi sẽ phải xếp bài theo dạng sau: Chắn, cạ, ba đầu, què.
- Chắn: 2 quân bài giống hệt nhau.
- Cạ: 2 quân bài giống nhau về số và khác chất.
- Ba đầu: 3 quân bài cùng số nhưng khác chất.
- Què: Những quân lẻ ra gọi là quân Què
Tiếp đến mỗi người chơi chỉ có thể thực hiện các hành động sau khi đến lượt chơi:
- Cửa chì: Cửa của mình được ưu tiên ăn tính từ trái qua phải.
- Bốc nọc: Bốc 1 lá trong Nọc đặt ngửa vào cửa chì.
- Ăn: Quân bài dưới hợp với quân bài trên tay tạo thành chắn hoặc cạ.
- Chíu: Người chơi có 3 quân bài giống hệt nhau, dưới chiếu lại có thêm một quân bài nữa giống vậy thì có thể ăn quân dưới chiếu dù quân đó được bất kỳ ai bốc hoặc đánh…
- Ù: Khi 19 quân bài của mình hợp với 1 quân vừa bốc từ nọc thành 10 bộ, trong đó có ít nhất 6 chắn.
Giới hạn về cách ăn bài và đánh rác – Cách chơi chắn cơ bản
Việc người chơi ăn bài và đánh rác cần phải tuân theo những điều kiện sau:
- Ưu tiên ăn chắn: Khi ăn 1 lá bài và trên tay người chơi có lá bài đó thì phải ăn lá bài vào chắn.
- Cấm đánh chắn: Nếu trên tay người chơi có 1 chắn, không được đánh đi cả 2 lá của chắn trong ván.
- Luật bỏ ăn chắn: Nếu ăn hay bỏ không ăn 1 lá bài nào; sau này đều không được đánh lá bài đó làm rác. Nếu đã đánh đi một lá bài nào, sau này không được ăn lá bài đó lại.
- Ăn chọn cạ: Nếu trên tay đang có cạ trong một hàng nào đó; không được ăn cạ trong cùng một hàng.
- Ăn và đánh cạ: Nếu người chơi đã ăn cạ rồi thì không được đánh 2 lá bài của một cạ trên tay làm rác. Nếu đã đánh đi cả 2 lá bài của một cạ trên tay làm rác thì sau này không được ăn cạ và chỉ được ăn chắn.
- Cấm ăn cạ chuyển chờ: Khi còn 1 con rác thì người chơi chỉ được ăn chắn; không được ăn cạ.
Cách tính điểm bài chắn
Số tiền thắng thường sẽ phụ thuộc vào bài của người chơi ù. Theo đó:
- Ù thông: Ù ván trước và ván này ù tiếp – 3 điểm 1 dịch.
- Ù chì: Lá bài ù là lá bài người chơi bốc lên – 3 điểm 1 dịch.
- Thiên ù: Người đi đầu tiên bốc lên 20 lá bài với đủ chắn và cạ – 3 điểm 1 dịch.
- Tôm: Bài ù có bát sách, cửu vạn và lá bài chi – 4 điểm 1 dịch.
- Lèo: Bài ù có bát sách, cửu vạn và lá bài chi – 5 điểm 2 dịch.
- Bạch thủ: Ù với đúng 6 chắn và khi đợi ù; chỉ đợi được đúng một quân để ù – 4 điểm 1 điểm.
- Bạch thủ ù chi: Ù bạch thủ với lá bài chi – 6 điểm 3 dịch.
- Thiên khai: Khi bài bốc lên có 4 lá giống nhau – 5 điểm 3 dịch.
- Chíu: Bài bốc lên có 3 lá giống nhau và ăn được thêm lá còn lại – 5 điểm 2 dịch.
- Bòn: Ăn 2 chắn tạo thành 4 lá giống nhau – 5 điểm 2 dịch.
- Bạch định: Ù với 20 lá bài đen – 7 điểm 4 dịch.
- Tám đỏ: Ù với 8 lá bài đỏ, 12 lá bài đen – 8 điểm 5 dịch.
- Kính tứ chi: Ù với 4 cây chi và 16 cây đen – 12 điểm 9 dịch.
- Thập thành: Ù với 10 chắn – 12 điểm 9 dịch.
Chắn không phải là trò chơi khó nhưng đòi hỏi người chơi phải tìm hiểu kỹ luật chơi và có chiến thuật tốt mới có thể chiến thắng được. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về bộ môn hấp dẫn này.